Đối phó với những thách thức của tài chính toàn diện, vai trò của các Công ty Quản lý tài sản (AMC) và Công ty Bảo hiểm tiền gửi (DIC) – Chia sẻ từ CEO Tập đoàn Collectius – Ivar Bjorklund

16/12/2024
Tài chính toàn diện đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của một quốc gia. Tại Hội nghị thượng đỉnh và Hội thảo quốc tế Diễn đàn các Công ty Quản lý tài sản công quốc tế (IPAF) 2024 với chủ đề: “Kỷ nguyên mới, mô hình mới, sứ mệnh mới: Chung tay hành động vì sự an toàn và ổn định tài chính Châu Á.” ngày 12/09/2024, CEO Ivar Bjorklund, một trong những nhà sáng lập Tập đoàn Collectius đã chia sẻ ngắn gọn về những biện pháp đối phó đối với nhiều thách thức từ tài chính toàn diện, đồng thời, nhấn mạnh vai trò của các Công ty Quản lý tài sản (AMC) và Công ty Bảo hiểm tiền gửi (DIC) trong hệ thống tài chính.

Tập đoàn Collectius là đối tác cung cấp dịch vụ tái cơ cấu, mua bán nợ xấu khu vực Châu Á có trụ sở tại Singapore, quy mô hoạt động trải rộng tại Indonesia, Philippines, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam với hơn 05 triệu khách hàng. Collectius đặt mục tiêu chuyển đổi ngành quản lý nợ tại Châu Á với tư cách là một công ty fintech tiên phong trong lĩnh vực mua bán, xử lý nợ, góp phần thúc đẩy phát triển thị trường nợ xấu. Tại Việt Nam, Collectius đã phục vụ hơn 195 nghìn khách hàng thông qua nhiều thương vụ mua bán nợ xấu và đang thương thảo với nhiều tổ chức tài chính khác nhau nhằm đa dạng danh mục đầu tư.

Bên cạnh những tác động tích cực của tài chính toàn diện đối với sự ổn định tài chính như giảm khả năng xảy ra rủi ro hệ thống, giảm áp lực trước cú sốc tài chính, mở rộng tài chính toàn diện mang theo một số thách thức nhất định bao gồm gia tăng tỉ lệ nợ xấu, nhiều bất cập trong hệ thống pháp luật theo xu hướng. Hơn nữa, sự bùng nổ tín dụng kỹ thuật số vô tình “nới lỏng” quy trình thẩm định nghiêm ngặt trước đó, gây ra mối lo ngại gia tăng tỉ lệ nợ xấu. Trước bối cảnh tài chính toàn diện phát triển nhanh chóng, nhiều quốc gia Châu Á đã có những động thái kịp thời, đầy đủ trong việc cải thiện hành lang pháp lý, nâng cao hiệu quả xử lý nợ bao gồm tinh giản thủ tục phá sản và tăng cường hệ thống pháp luật, quy định trong hoạt động thu hồi nợ. Theo đó, vai trò của các Công ty Quản lý tài sản (AMC) và Công ty Bảo hiểm tiền gửi (DIC) đối với tài chính toàn diện trong hệ thống tài chính được phát huy và khai thác hiệu quả. Một số quốc gia đã thành lập AMC nhằm thực hiện mua bán, xử lý nợ xấu, tạo điều kiện giải quyết nợ xấu thuận lợi hơn vì nhiều chế tài riêng biệt, tập trung cao trong vận hành và nghiệp vụ xử lý nợ xấu chuyên nghiệp.

Nhằm đối phó với những thách thức của tài chính toàn diện, công nghệ và quy trình tự động hoá thông minh cần được khai thác triệt để. Chatbot và Trợ lý ảo AI hỗ trợ tiết kiệm chi phí vận hành với độ chính xác cao, có thể xử lý các tác vụ thu hồi nợ thông thường như gửi thông báo nhắc nợ, giải đáp thắc mắc tín dụng cho khách hàng, v.v. Ngoài ra, trình tạo lập cuộc gọi tự động trên AI giúp tối ưu hoá thời gian và mục tiêu thu hồi nợ, tăng khả năng hoàn thành tiến độ xử lý nợ xấu. Hơn nữa, trợ lý ảo AI có khả năng cân đối kế hoạch thu hồi nợ linh hoạt theo những thay đổi trình trạng tài chính của khách hàng, đảm bảo hiệu quả xử lý nợ. Đồng thời, việc áp dụng công công nghệ trong quá trình dự phóng, lập kế hoạch cơ cấu nợ của các công ty quản lý tài sản là một trong những giải pháp ứng phó tối ưu. Công nghệ AI có thể phân tích dữ liệu dựa trên tình hình tài chính của khách hàng, từ đó, tự động hoá xây dựng kế hoạch cơ cấu nợ, giãn nợ phù hợp, an toàn, góp phần thúc đẩy ổn định tài chính thị trường.